Tìm hiểu về bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa là một dạng bệnh ngoài da có tỷ lệ người mắc phải khá cao ở nước ta. Tuy bệnh không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng lại tác động lớn về mặt thẩm mỹ, thường xuyên tái phát nên làm giảm chất lượng cuộc sống và tâm lí của người bệnh.

Tổ đỉa là một dạng bệnh ngoài da có tỷ lệ người mắc phải khá cao ở nước ta. Tuy bệnh không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng lại tác động lớn về mặt thẩm mỹ, thường xuyên tái phát nên làm giảm chất lượng cuộc sống và tâm lí của người bệnh.

Xem thêm

- Bệnh tổ đỉa có lây không

- Dấu hiệu bệnh tổ đỉa

- Cách chữa tổ đỉa ở tay

Nhận biết bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa là gì?

Căn bệnh này có đặc trưng là sang thương dạng mụn nước khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân; mé bên của ngón tay; mặt trên hoặc mặt bên và mặt dưới ngón chân... Chúng không bao giờ vượt lên trên cổ tay hoặc cổ chân.

Mụn nước ăn sâu vào thượng bì, khiến da nổi gồ dạng hình tròn, sờ vào mụn nước thấy chắc, có kích thước khoảng 1 - 2mm, nằm rải rác hoặc xếp thành chùm trên bề mặt da. Các mụn nước thường không tự vỡ mà xẹp đi và teo đét, có màu hơi ngà vàng, bong ra để lộ nền da hồng.

attachments-2018-07-48SYU5GL5b39d65694d3

Cụ thể các dấu hiệu bệnh như sau:

- Có mụn nước màu trắng trong với kích thước khoảng 1mm.

- Mụn này nằm sâu dưới da, chắc và khó vỡ. Chúng thường tập trung thành từng chùm hơi gồ lên trên bề mặt da hoặc kết tụ thành một bóng nước lớn.

- Tổn thương mụn nước thường đối xứng.

- Tồn tại thành từng đợt, có cảm giác ngứa, rát hoặc tăng tiết mồ hôi trước khi nổi mụn.

- Bị nhiễm khuẩn khiến mụn nước chuyển màu đục, sưng đỏ, sưng hạch bạch huyết gây sốt.

Tại sao bị tổ đỉa?

- Nhiễm khuẩn do làm việc, tiếp xúc với đất hoặc nước bẩn.

- Dị ứng với nấm kẽ chân.

- Dị ứng với hóa chất như dầu mỡ, xăng, xà phòng giặt, chất tẩy rửa, xà bông thơm, dầu thơm, xi măng, vôi, thuốc kháng sinh... trong sinh hoạt hay trong nghề nghiệp.

- Rối loạn thần kinh giao cảm khiến tăng tiết mồ hôi tay chân hoặc làm việc trong môi trường nóng ẩm.

Bên cạnh đó, các yếu tố sau đây có thể thúc đẩy bệnh khởi phát hoặc làm cho tình trạng bệnh tổ đỉa thêm trầm trọng:

- Yếu tố tại chỗ: dung môi, xà phòng, chất tẩy rửa, chất liệu da, đổ mồ hôi nhiều, giày dép chật…

- Yếu tố trong không khí: khói thuốc, mạt bụi nhà, lông chó mèo, đất bùn...

- Nhiễm trùng nhất là nhiễm trùng tụ cầu vàng

- Một số loại thực phẩm hải sản, thịt gà, thịt bò, trứng, đậu nành, đậu phộng, đồ lên men, tinh bột…

Phương pháp điều trị tổ đỉa

- Sử dụng chất kháng viêm:

Đây là phương pháp khá phổ biến khi chữa trị tổ đỉa nhưng có thể đem lại những tác dụng phụ như làm mỏng da, tăng nguy cơ vỡ mụn nước và gây nhiễm trùng vì thế không nên sử dụng trong thời gian dài.

- Sử dụng thuốc kali:

Đây là giải pháp làm khô các mụn nước và tiêu diệt tụ cầu khuẩn trên bề mặt da. Chỉ cần pha loãng thuốc Kali và thấm vào vị trí có mụn nước. Tuy nhiên cách chữa này có thể gây đau đớn và trong trường hợp nếu pha đặc thì có thể gây cháy lớn tại vùng da từ đó làm tổn thương da.

- Dùng thuốc kháng khuẩn:

Chủ yếu áp dụng cho bệnh nhân tổ đỉa mãn tính gồm: thuốc kháng Histamine và Acid 9-cis-retinoic.

Muốn áp dụng phương pháp điều trị nào người bệnh cũng cần được bác sĩ chuyên khoa Phòng Khám đông phương thăm khám, chỉ định điều trị và thực hiện đúng chỉ định ấy mới có thể đẩy lùi tổ đỉa.


  • Đăng bài 2017-08-11 16:50:11
  • Đọc ( 372 )
  • Phân loại:khoa da liễu

0 Bình luận

Hãy (Mời) Đăng nhập
不写代码的码农
Hoa Kim

45 Nhóm bài

Tác giả »

  1. phương 1120 Bài viết
  2. nguyenhoa18 441 Bài viết
  3. Minh Anh 221 Bài viết
  4. Thu 116 Bài viết
  5. Tiếp 113 Bài viết
  6. võ phương 95 Bài viết
  7. DinhNhai 84 Bài viết
  8. Hà Đỗ 61 Bài viết