Tổ đỉa hay còn gọi là một loại chàm nhưng nó khác chàm ở chỗ chỉ nổi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ria ngón tay chân trong khi chàm có thể gặp ở bất cứ vị trí nào trên da. Đây là căn bệnh tiến triển dai dẳng và tái phát thường xuyên gây nên nhiều bất tiện đối với người bệnh.
Tổ đỉa có lây không?
bệnh tổ đỉa có lây không?
bệnh tổ đỉa không phải là một bệnh lây nhiễm tức là bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Nhiều người khi bước vào giai đoạn bệnh nặng thường thấy số mụn nước xuất hiện nhiều hơn, triệu chứng phát tác nhiều hơn thì lo sợ việc bệnh này lây nhiễm. Cũng có nhiều người đã đi trị liệu xong 1 thời gian sau lại thấy bệnh quay lại thì cho rằng bị lây nhiễm lại từ người khác. Tuy nhiên đây là hiện tượng tái diễn của bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Dù đây không phải là bệnh lây truyền nhưng cũng không nên tiếp xúc trực tiếp với mụn nước bị vỡ của người bệnh bởi vì vi khuẩn có thể xâm nhập qua những vết thương hở, ẩn nấp trong cơ thể khi có điều kiện thuận lợi sẽ gây ra bệnh cho người bình thường.
Bệnh tổ đỉa tiến triển dai dẳng và hay tái nhiễm
So với bệnh chàm thì tổ đỉa chủ yếu tồn tại ở lòng bàn chân bàn tay, rìa các ngón. Mụn nước tổ đỉa thường to, chắc, sâu, khó vỡ hơn mụn nước eczema. Tổ đỉa gây ngứa nhiều, người bệnh gãi, chà xát làm vỡ mụn nước nên rất dễ nhiễm khuẩn phụ, sưng tấy, phát sốt, nổi hạch.
Căn bệnh này tiến triển vô cùng dai dẳng, tái phát có chu kỳ, cái này dân gian hay gọi là tuần trăng rồi trở thành mãn tính, tồn tại hàng tháng, hàng năm. Điều này khiến cho cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh bị cản trở rất nhiều. Bệnh có thể xảy ra ở các lứa tuổi, nhưng thường xảy ra trước 40 tuổi. Việc ngứa, gãi chà xát và hỗ trợ điều trị không đúng có thể gây bội nhiễm vi khuẩn, chàm hóa.
Phần lớn trường hợp mắc tổ đỉa sẽ khỏi sau 2 – 3 tuần, lúc ấy mụn nước khô và bong vẩy da. Với những trường hợp nhẹ thì chỉ thấy mụn nước ở cạnh ngón, trường hợp điển hình thì mụn nước đối xứng ở hai lòng bàn tay, bàn chân.
Những người thường xuyên bị gặp tình trạng bệnh tái phát nhiều lần, tồn tại dai dẳng ở ngón gây nên hiện tượng loạn dưỡng móng, hỏng móng, móng sần sùi và mất độ bóng, dày, đổi màu. Không ít trường hợp người bệnh phải gặp bác sĩ điều trị vì móng tay bị hỏng do tổ đỉa.
Đây là căn bệnh có thể bội nhiễm vi khuẩn gây ra các mụn mủ, vẩy tiết, thậm chí có thể bị viêm mô tế bào và viêm hạch bạch huyết sưng đau nên cần được điều trị càng sớm càng tốt.